09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

như những lớp sóng, hết lớp nọ đến lớp kia, tạo nên một dòng nước ý thức sinhđộng: Như nghe một tiếng sấm thì không phải chỉ nghe tiếng sấm đó mà thôi, nhưngbao hàm nghe được sự im lặng mới đó đã bị xé rách. Thật là thơ khi Bà Bá Tước DeNouailles nói không bao giờ ta còn gặp lại tâm hồn chiều nay của chúng ta v.v...Văn ảnh và huyền truyện. Nội dung siêu hình và sự đào sâu tâm lý. Đó lànhững tính chất thi ca trong triết học.(Phần A viết tại Sài Gòn, khoảng năm 1965)B. Chất Thơ Trong Văn XuôiTa thử phân biệt "Thơ: Một vấn đề của triết học" và "Tính chất thơ trong triếthọc".Có lẽ trong lịch sử triết học (ít nhất là trong triết học Tây Phương), chỉ có triếtgia Đức tên là Martin Heidegger (1889-1976) là người đã đặt thi ca thành một vấn đềcủa triết học. Ông đã dựa vào nguyên ngữ Hy Lạp Poiesis, dịch ra là thi ca, mà thi catheo nguyên ngữ này có nghĩa là vén màn hư ảo, là làm xuất hiện cái vô ngôn ẩntàng sau ngôn ngữ, là làm phơi bày ra ánh sáng cái ẩn thể ẩn tàng sau hiện tượng tatrông thấy và thâu nhận hàng ngày. Chân lý theo Heidegger là làm sao bắt gặp cáiẩn thể đó, mà hiểu được chỉ có cách là làm quen, giao tiếp thân mật, không thể hiểuđược bằng khoa học, bằng định luật vật lý, bằng suy luận, nói chung là không thểthông cảm cái ẩn tàng bằng sự học thức.Cũng giống như những con đường rừng chằng chịt, chỉ có người tiều phu đốncủi là rành rọt đường đi lối về, vì người tiều phu là kẻ thân thuộc, là bạn thân thiếtcủa những con đường mòn đó. Từ quan niệm đặc biệt về thi ca như vậy, Heideggermới chú giải thơ Holderlin (cũng là một Thi Sĩ người Đức) như một cuộc hành trìnhtrở về quê hương, tức là nguồn cội của ẩn thể, và chú giải ngôn ngữ như một ngôinhà, (nhà ở đây có nghĩa là nơi tàng trữ cái sâu xa bí ẩn), và chú giải Thi Sĩ như mộtkẻ chăn cừu vì chỉ Thi Sĩ mới chăn dắt được thi ca, (thi ca ở đây có nghĩa là vén mànbí mật). Từ quan niệm thi ca như một vấn đề triết học của Heidegger, từ quan niệmthi ca đồng nghĩa với hé lộ ẩn thể của ông, ta không thể không liên tưởng đến hồnsông núi trong ngôn ngữ mỗi dân tộc. Như lời ca dao thắm thiết, như tiếng hát ru conngậm ngùi, chắc chỉ có ta là thông cảm được cái hay vì là kẻ quen thuộc thân thiết,mà người ngoại quốc dù có thông bác ngôn ngữ ta đến đâu có lẽ cũng không làmsao bắt gặp được hồn thiêng sông núi đó.Còn như chất thơ trong triết học là một vấn đề thuộc lãnh vực văn chương.Tương tự như ta có thể tìm thấy chất thơ khi ta đọc tới những biển dâu dời đổi trongmôn địa chất học, hoặc tìm thấy chất thơ khi đọc tới những huyền ảo của khám phákhoa học về sự thống nhất thể từ vật chất siêu vi tới những thiên hà vĩ đại trong vũtrụ trong ngành vật lý thiên thể hiện đại (Astrophysics) (3). Ta đọc tới là đọc tới quangôn ngữ diễn đạt, không phải qua những dụng cụ khoa học, thì phải chăng vănchương vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với ta, khởi điểm để biết khoa học. Cũngvậy, ta cảm thấy cái hay của triết học nhiều khi không hẳn là qua lý luận, mà qua cáisâu xa của ẩn dụ, thâm trầm của huyền truyện: Huyền truyện tù nhân trong thạchđộng của Triết Gia Platon, huyền truyện cánh chim bằng bay về ao trời của TrangTử. Một dòng nước chảy tượng trưng cho dòng thời gian với suối nguồn là quá khứ,biển cả là tương lai, nơi ta chứng kiến nước đang qua là hiện tại. Triết học Phật Giáođầy những ẩn dụ: Bãi cát Sông Hằng, mặt biển sinh diệt, bờ biển đam mê, conthuyền giác ngộ, giải sương mù ảo hóa, tiếng dội hải triều âm...Ta thử đọc một đoạntrích trong triết học Phật Giáo:"- Này Đại Vương, nếu có người thắp một ngọn đèn lên, ngọn đèn có thể cháysuốt đêm được không ?- Bạch ngài, ngọn đèn có thể cháy đến sáng!67 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!