09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Dez, trang 128) (1). Người thứ nhì coi thi ca như một vấn đề triết học là Heidegger.Đối với Heidegger, nhiều học giả cho rằng ông là triết gia của "chân lý về hữu thể",tức là thực tại hằng cửu ẩn đàng sau hiện tượng, nhưng "hữu thể" này đào sâu đếnnền tảng, không phải loại hữu thể đã biến thành sự vật như "bản thể" trong triết họccổ điển. Ngoài tính chất sự vật tính, hữu thể trong triết học cổ điển là cái gì quá trừutượng khô lạnh, vì đã phủi sạch những vấn vương sương khói của huyền học. Vậymà hữu thể trong triết lý Heidegger cũng không phải là cõi siêu hình đối lập với thếgiới hữu hình, nó là giải sương mù huyền hoặc đầy tính chất lãng mạn và bí ẩn, môtả là ở trên đối nghịch hữu hình và vô hình, tinh thần và vật chất, thời gian và vĩnhcửu. Nó là "logos" tức "nguyên ngôn" dung hòa mọi dị biệt, nhưng cũng không thểhiểu nó như một sự vật, khó đem ra diễn tả bằng lời, thấu rõ bằng lý trí. TheoHeidegger, trước khi đi tìm hữu thể của vạn vật, ta hãy mô tả hữu thể con ngườitrước đã. Hữu thể con người được gọi là "Dasein". Ông còn chủ trương thi ca cũnglà một cửa ngõ đi tìm hữu thể, bởi vì thi ca là sáng tác (Poiesis), mà sáng tạo là đemcái gì từ hư vô ra ánh sáng.Thi ca theo nghĩa nguyên thủy là sáng tác, nên việc đó có thể đem hữu thểcòn ẩn dấu ra ánh sáng. Tại sao thi ca lại có thể làm xuất lộ hữu thể, tức bản chấtcủa sự vật ? Theo Heidegger, ngôn từ của thi ca là nhà ở, là nơi ẩn dật của hữu thể(le langage est la maison de l'être). Căn cứ vào chỗ này, Giáo Sư Trần Thái Đỉnh,trong tạp chí "Đại Học", xuất bản tại Huế, viết nơi bài "Heidegger và bản chất thi ca",đã cho rằng quan niệm về thi ca của Heidegger khác với cách hiểu thi ca có màu sắcvăn nghệ văn chương. Đó là nhận xét thật chuyên môn về phương diện "bản thể"bởi vì thi ca theo nghĩa của triết lý Heidegger là một vấn đề của siêu hình học.Nhưng có lẽ nhận xét ấy chưa đặt vấn đề quan trọng này: Tại sao Heidegger lại chủtrương việc đi tìm bản thể bằng thi ca mà lại không bằng âm nhạc hay hội họa haycác nghệ thuật khác ? Đặt vấn đề như vậy là tìm hiểu nguồn gốc cảm hứng củaHeidegger đối với thi ca, trước khi ông bàn về triết học. Có lẽ Heideger là người đãtìm thấy cái thâm sâu ẩn dấu của thi ca mà ông Bùi Giáng gọi là phần vô ngôn, cái ởbên kia lời, vì Heidegger đã từng viết "Plus l'oeuvre d'un p.ete est poétique et plusson dire est libre: plus ouvert à l'imprévu, plus prêt à l'accepter" (Trong bài "L'hommehabite en poete", bản dịch ra Pháp ngữ của André Préau đăng trong tạp chí "Cahierdu Sud", số 344 năm 1958) (2). Thấu hiểu được tính cách xuất lộ bất ngờ đó của thica, Heidegger mới chủ trương thi ca là cửa ngõ đi tìm hữu thể, như vậy "ăn khớp"với chủ trương chân lý là sự "vén màn" của sự vật, nhằm làm xuất lộ ra thực tại linhđộng. (Vẫn là bản thể, nhưng Heidegger không ưa Sự Vật Tính). Từ nguồn gốc cảmhứng thi ca trên bình diện văn chương, Heidegger đã chuyển thi ca vào bình diệntriết học, trở thành một vấn đề của Bản Thể Học. Vậy xin nhắc lại, đây không phải làmột bài nghiên cứu về thi ca, cũng không phải là bài nghiên cứu về một vấn đề triếthọc lấy đối tượng thi ca. Bài này tự giới hạn ở chỗ đi tìm tính chất thi ca nằm trongcác trang chữ triết học. Có thể nói rằng công việc này ngược lại với công việc củacác triết gia ngày nay như Heidegger, Bachelard, Jean Whal, họ đã đi tìm những vấnđề siêu hình nằm trong thi ca. Còn bài này thì lại đi tìm những hình thức thuộc vềvăn chương trong triết học, và những nội dung gợi cảm thơ. Tại sao có thể đặt đượcvấn đề có tính chất thi ca trong tác phẩm triết học. Vấn đề được đặt ra là vì thực sựta cảm nhận vẻ mỹ cảm của ngôn ngữ diễn tả triết học. Đó là các văn ảnh và huyềntruyện thấp thoáng đó đây trong triết học. Ngoài hình thức văn chương, chất thơcũng do từ nội dung triết lý làm lay động đến tâm tình của con người, khi đọc tớinhững đoạn bàn đến vũ trụ bao la, đời người vô nghĩa, vạn vật vô thường, hoặc chobiết còn một thực tại hằng cửu ở đàng sau những biến dịch đổi dời. Chất thơ cũngdo các nội dung về Tâm Lý Học. Chẳng hạn William James nói tâm hồn con người66 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!