09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Hạc không phải là con vật huyền thoại, chỉ có trong sách vở như ta từng ái mộbài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu sáng tác ngàn năm trước bên Trung Hoa.Chim Hạc có thật, đã trở về đầm lầy Đồng Tháp Mười sau chiến tranh Việt Nam. Nócó tên khoa học là “Eastern Sarus Crane”, đầu đỏ, cao 5 feet, lông màu xám tro. Đólà một trong những loài hạc đẹp nhất thế giới, và cũng là đàn hạc cuối cùng thuộcloại này còn được trông thấy ở Đông Nam Á. Trước chiến tranh, chúng đã ở đó,vùng Tràm Chim trong Đồng Tháp Mười, nhưng không ai để ý. Vì tiếng súng chiếntranh, và đôi khi là mục tiêu nhắm bắn bâng quơ của Hải Quân Mỹ trên sông rạch,nên hạc đã bỏ đi hơn 20 năm. Nay đã trở về môi trường thích hợp của chúng tại đây.Đó là một vùng nước đọng mọc lên lớp lớp những cây tràm (melaleuca), thổ ngơiphát triển mau lẹ những sinh vật cần cho loài chim hạc này. Nhiều vùng đầm lầykhác ở Đông Nam Á cũng có rừng tràm, chẳng hạn ta đã từng thấy trong vùng nướctù đọng chạy dọc dài sau trại người Việt tị nạn tại Songkla Thái Lan, nhưng chỉ có ởTràm Chim Đồng Tháp Mười mới là nơi sản sinh một loại thức ăn đặc biệt nào đócho chúng.Có nhiều loại hạc trên thế giới, như Sandhill Crane, bộ lông toàn màu lamnhạt, quần cư ở Tiểu Bang Nebraska (Hoa Kỳ), hay Whooping Crane, mình trắngtuyết nhưng mỗi đầu cánh có một chỏm lông đen, trú sở ở Bắc Canada, hay WattledCrane có cục thịt dư nơi cổ, bản địa ở vùng đầm lầy xứ Botswana (Phi Châu). Có vàidị biệt nên mang tên khác nhau, nhưng chúng có những điểm chung là cổ dài, chânrất cao, thân hình khá to lớn, thường sống từng đôi suốt đời đến mãn kiếp độ 20năm. Vì lẽ đó hạc là biểu tượng của tình yêu lứa đôi bền chặt.Người xưa không phải là những nhà sinh vật học, hằng theo dõi nghiên cứu,nhưng họ đã thường thấy loài chim hạc sống gắn bó như vậy, nên hình ảnh đôi chimhạc luôn luôn lai vãng trong thi ca. Khi đề cập đến, Thế Lữ có những câu:Mây hồng ngừng lại sau đèoMình cây nắng nhuộm, bóng chiều không điTrời cao xanh ngắt, ô kìaHai con hạc trắng bay về bồng lai.Và Thi Sĩ Phạm Thiên Thư tăng cường với âm thanh đồng vọng của hai linhhồn hành trình về cõi trời:Đêm về thắp nến làm thơ.Tiếng chân còn vọng nửa tờ thư tôiĐôi uyên ương trắng bay rồiTiếng nghe tha thiết bên trời chớm ĐôngNhạc sĩ Phạm Duy đã giúp cho bốn con hạc trong hai bài thơ bay một đườngbay ngoạn mục bằng nhạc điệu tuyệt vời trầm bổng, trong khi huyền thoại cũng đãkhải thị cho ta một miền tiên cảnh mà những con chim hạc là những thuyền phàchuyên chở: “In Vietnamese mythology, the Eastern Sarus Crane is the bird sentfrom heaven to ferry to God those destined for eternal life” (Sy Montgomery).Hội Quốc Tế Bảo Vệ Hạc (ICF) và Trường Đại Học Wiscosin (Hoa Kỳ) đã đặtvùng Tràm Chim Đồng Tháp Mười thành vùng bảo vệ môi sinh cho loại hạc đầu đỏgần tuyệt giống. Và có hai nhà khoa học Mỹ, một nam một nữ, thuộc hội ICF(International Crane Foundation), đã đưa nhau đến Tràm Chim để làm lễ cưới theotập tục người Việt tại đó, hẳn là để ước mong đời sống phu thê của họ bền lâu nhưloài chim hạc.“Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”, hạc đã bỏ đi vì tiếng súng chiến tranh,nay hồng đầu hạc đã trở về Đồng Tháp Mười. Ái mộ Đường Thi của Trung Quốc, tatưởng đâu hạc là giống chim xa vời huyền thoại, không ngờ loài chim thanh quý nàyvốn ở trong vùng đầm lầy của chúng ta.60 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!