09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

hưởng ứng trong Tạp Chí Thơ, Tạp Chí Hợp Lưu, Tạp Chí Việt, nhưng không đôngđảo bằng số người áp dụng kiểu văn thể mới sáng kiến (thơ Vắt Dòng) cũng trên cáctạp chí ấy, và rải rác trên vài báo khác. Vì vậy gọi Thơ Vắt Dòng là một hiện tượngthi ca ở hải ngoại. Ta lần lượt phân tích hiện tượng đó như sau:- Muốn làm mới làm khác với thời kỳ Thơ Tự Do Khó Hiểu.- Công khai tỏ bày chịu ảnh hưởng thơ Hoa Kỳ- Đi vào cách vắt dòng của vài người.Lật qua vài trang tạp chí văn chương, về phương diện thị giác (visual), kiểuThơ Vắt Dòng làm ta bắt mắt ghé trang, thử đọc nó xem sao thơ gì mà không phảithơ văn xuôi thường thấy câu thật dài, thơ gì không phải thơ tự do thường thấy xenkẽ nhiều câu ngắn không đồng đều và từ ngữ khó hiểu, thơ gì không phải thơ vầnthường thấy câu thơ xuống hàng đều đặn và ôm vần với nhau, thơ gì mà câu trênchưa trọn nghĩa thì đã xuống câu dưới nối tiếp nghĩa, ...đó là Thơ Vắt Dòng gây chúý bằng thị giác (1). Quả thật về phương diện thị giác đã thấy nó khác thơ tự do dễhiểu hay thơ tự do khó hiểu, đã thấy nó khác thơ văn xuôi, đã thấy nó khác thơ vầndù mới nhìn qua có vẻ đều đặn về số chữ trong từng câu. Rõ ràng là Thơ Vắt Dòngđã bức phá làm nên một bản sắc riêng biệt, một thể thơ riêng biệt. Ta phải côngnhận cái độc đáo văn thể của nó. Lập dị mà đạt tới chất thơ, làm ra các bài thơ hay,thì lập dị trở thành độc đáo. Lập dị mà ai cũng bình phẩm lập dị thì làm sao gọi làThơ được. Vì vậy, Thơ Vắt Dòng có là thơ hay không thì tùy theo từng người thểhiện. Quả thật Thơ Vắt Dòng muốn thoát khỏi tính cách đồng dạng của "Thơ Tự DoKhó Hiểu". Có nhiều người làm thơ "tự do hũ nút" nhưng ta hãy hỏi sau Thanh TâmTuyền ai là người thừa kế trỗi bật. Trong văn học miền Nam, chưa có nhà thơ tự dođáng gọi thừa kế Thanh Tâm Tuyền. "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" thì lại càng khó đạt, vì dễhiểu nên phải thực sự có giá trị về tứ thơ, về nhạc tính, về thi ảnh, mà phần lớn giátrị của "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" đều làm rạng rỡ cho thời thơ kháng chiến với các tìnhtự quê hương và dân tộc. Dễ cho sự đánh giá về tứ thơ, về tình tự, về thi ảnh, chonên "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" cũng dễ bị loại ra khỏi tâm trí con người nếu không đạt.Biết bao nhiêu người làm "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" mà chỉ có một vài người thành công.Thơ tình loại "tự do dễ hiểu" lại càng hiếm vì tứ thơ tình yêu trai gái mà không độcđáo thì nhàm chán đường mòn, sáo ngữ, sáo ý. "Lá Diêu Bông" của Hoàng Cầm làtình ca loại Thơ Tự Do Dễ Hiểu, thành công nhờ tứ thơ lạ, từ ngữ lạ, lại thêm nhữngbình phẩm nó có ẩn ý chính trị, rồi đến lượt tác giả cải chính không có ẩn ý chính trịmà là câu chuyện tình có thật thời tác giả mới bắt đầu biết luyến ái, rồi câu chuyện lạđược phổ thành nhạc hay, được nhiều ca sĩ trình diễn. Văn học không có nhiềunhững bài "thơ tình loại thơ tự do dễ hiểu". Nhắc lại: Phần lớn nội dung tình tự quêhương và dân tộc chiếm lĩnh danh dự địa hạt thơ tự do dễ hiểu. Thơ tự do khó hiểudễ bị xếp vào thơ trí tuệ của trí thức, thơ nổi loạn phi lý (Thanh Tâm Tuyền), thơ trầntrụi dục tính (Đỗ Kh.). Ta theo các tác giả trên là tự mặc áo đồng dạng, vì vậy KhếIêm mới nói Thơ Vắt Dòng muốn vượt thơ tự do (loại Tự Do Khó Hiểu), gọi là "CuộcPhản Kháng lần thứ hai" đối với thi ca (Phản Kháng Thơ Tự Do sa vào trò chơi chữxa lánh đời sống) (2). "Cuộc Phản Kháng lần thứ nhất" tại miền Nam, chống ThơMới, với phong trào thơ tự do (loại Tự Do Khó Hiểu). Còn Thơ Tự Do Dễ Hiểu saubài "Tình Già" của Phan Khôi, đã lớn mạnh bắt đầu từ Thơ Kháng Chiến rực sángvới tình tự quê hương dân tộc. Theo Khế Iêm, người ta ngộ nhận Thơ Vắt Dòng làthừa kế Thơ Tự Do với cùng mặt trận chống Thơ Vần Điệu, vì người ta chưa hiểumục tiêu chính của Thơ Vắt Dòng là xa lánh trò chơi chữ bí hiểm, đem thơ trở về đờisống. Vì vậy Thơ Vắt Dòng phục hồi và vinh danh tính truyện kể trong thể Thơ HátDạo, Vọng Cổ và Nhạc Rap của người da đen Hoa Kỳ.82 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!