09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

văn chương thuần túy, mặc dù tác phẩm là một dàn trải chiều dài của một thời kỳ lịchsử, một chứng liệu dồi dào của một thời chiến tranh. Xin kể tác phẩm trường thiêntiểu thuyết Mùa Biển Động của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác và Người Đi Trên Mâycủa Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng. Đề tài của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác là kể lạinhững biến cố lịch sử từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập đến khi miền Namsụp đổ năm 1975. Đây là chứng liệu sống vì tất cả là những điều chính tác giả đãmắt thấy tai nghe, chính tác giả đã sống trong thời kỳ ấy, bắt đầu lúc có ý thức vềchính trị. Những điều mắt thấy tai nghe không phải qua báo chí mà là những kinhnghiệm sống thực của những người trong ba gia đình tác giả quen biết, đó là nhữngchứng nhân bình thường, mẫu số chung của người dân sống trong thời kỳ chiếntranh. Tác giả không viết như loại bút ký mà như loại tiểu thuyết, một thể loại do hưcấu để thể hiện bằng bút pháp văn chương. Và Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác cũng đãnhiều lần xác định: Viết cái gì, trước hết là viết cho hay cái đã, viết hay là thẻ hànhnghề của một Nhà Văn. Do đó, ta có thể nói đây là một tác phẩm văn chương thuầntúy, mặc dù cái nhìn, sự nhận định của tác giả về một vấn đề là nhìn từ một góc độ,từ một phía, từ một lập trường, từ một vị trí quan sát.Và tác phẩm Người Đi Trên Mây của Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng cũng làtác phẩm về đề tài chiến tranh của đất nước ta, nhưng ý hướng viết của Nhà Văn làviết theo trường phái "Tiểu Thuyết Mới". Đề tài không quan trọng bằng bút pháp thểhiện đề tài đó, mà bút pháp theo trường phái "Tiểu Thuyết Mới" là bút pháp làm saotránh được những tiên kiến về tâm lý, chính trị, một bút pháp càng vô ngã thì càngtốt. Ý hướng của Nhà Văn là viết theo tiểu thuyết mới, đó là một ý hướng vănchương. Chưa có bài phê bình đầy đủ về mức độ thể hiện ý hướng đó đến đâu. Mặcdù tác phẩm cũng là một truyện kể, có hư cấu của một cốt truyện, có chất liệu của đềtài về chiến tranh, cho đến nay chưa có ai xếp loại đó là tác phẩm dấn thân hay hiệnthực đời sống. Nó là tiểu thuyết văn chương vậy.4. Văn Học Hải Ngoại như một món quà ngôn ngữ tinh luyện.Tác phẩm văn chương với ngôn ngữ tinh luyện, vấn đề này chỉ là đào sâuthêm hình thái của vấn đề văn chương thuần túy. Nó thành một đề mục mới vì cóliên quan đến tác phẩm người Việt viết bằng ngoại ngữ. Tạp chí Văn Học đã hơnmột lần bàn đến vấn đề này. Bài này chỉ thêm vài ý kiến: Món quà cho quê hươngkhông thể là món quà viết bằng ngoại ngữ. Trước đây đã có Les légendes desTerres Sérènes của Phạm Duy Khiêm, Le fils de la baleine của Cung Giũ Nguyên,các nhà viết văn học sử Việt Nam mặc nhiên đã không hình diện xếp các tác phẩmtrên vào văn học Việt Nam. Trái lại, các bài thơ với ngôn ngữ tinh luyện như "KhépKín" của Cung Trầm Tưởng, "Paris Có Gì Lạ Không Em" của Nguyên Sa, đã lànhững món quà từ viễn xứ gởi về cho quê hương, cho văn học Việt Nam. Cái haycủa các bài thơ trên, đại diện cho văn chương với ngôn ngữ tinh luyện viết từ hảingoại, vượt thoát các đề tài thường hay trở thành thông lệ cho văn chương viễn xứlà tình hoài hương, hiện thực đời sống tha phương. Văn chương họ mang dấu vếtcủa một nơi chốn đi du học. Đành rằng đi du học, mà du học ở một nơi thơ mộngnhư Thành Phố Paris, tất nhiên văn chương cũng lạc quan và đẹp như một truyệntình, không như bây giờ lưu vong miền hải ngoại. Lưu vong hay di dân, tất nhiênbước đầu sẽ gặp khó khăn gian khổ, tất nhiên văn chương là món quà hiện thực đờisống gởi về quê hương, kèm theo nỗi nhớ nhà, nhớ miền quê nghèo nhưng thânthiết hơn chốn tạm dung.Món quà đó ta đã nói rồi. Nhưng sau 10 năm hay 20 năm hải ngoại, chẳng lẽchỉ có món quà buồn bã đó. Ở đây, ta muốn đề cập đến loại văn chương với ngônngữ tinh luyện, nằm ngoài nỗi bất mãn cuộc sống, nằm ngoài niềm ray rứt nhớ quêhương, nằm ngoài giai đoạn dấn thân. Văn chương mang dấu vết miền viễn xứ,147 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!