09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

hiệu, đó là phê bình cơ cấu. Phê bình cơ cấu không đi tìm nội dung xem tác giả nóicái gì trong tác phẩm, không đi tìm chủ đích của tác giả viết để làm gì, chỉ sắp xếpnhững ký hiệu nào vãng lai mà quy tụ thành chủ đề. Ví dụ Roland Barthes nhận thấytương quan lặp lại nhiều lần trong tác phẩm kịch của Racine (thuộc văn học Pháp) làsự biểu lộ quyền bính: Người khỏe cưỡng ép người yếu nhận mối tình của mình,người cha cưỡng ép người con phục tùng mệnh lệnh khe khắt, và Roland Barthesđưa ra chủ đề ham mê quyền bính để nói về tác phẩm Racine (xin đọc bài “Phê bìnhcơ cấu hình thức của Roland Barthes” trong cuốn “Lược Khảo Văn Học” tập III,Nguyễn Văn Trung, Nam Sơn xuất bản 1963). Đó là ví dụ một tương quan chìm hiệnhữu trong tác phẩm mà nhà phê bình cơ cấu cần phải tìm ra. Tương quan chìm đócó khi trái ngược với nội dung mà Nhà Văn gửi gấm vào tác phẩm. Phê bình cơ cấukhác phê bình cổ điển ở chỗ không nêu ra ý nghĩa nội dung, không nêu ra văn phạmgợi mỹ cảm hay văn phạm hiện thực gợi phê phán, mà chỉ cốt đưa ra chủ đề có tínhchất phác giác (hay sáng kiến) nhờ quy tụ những ký hiệu trong tác phẩm. Như vậynhà phê bình cơ cấu lấy ký hiệu để viết chủ đề, do đó cũng không có vấn đề “viết đểmà viết” như ta hiểu mơ hồ phê bình cơ cấu chỉ có việc “thu thập ký hiệu mà khôngcó xếp đặt ký hiệu”.Chẳng hạn tìm cái dở cái hay như thế này là cổ điển (cổ điển đối với phê bìnhcơ cấu): Thơ lục bát của Viên Linh có vài câu phối hợp từ ngữ không được chặt chẽnên mất vẻ tự nhiên, cũng như cần một lớp hồ đặc biệt làm dính liền những viêngạch của một kiến trúc thì mới không thấy được những khe hở tuy rằng rất nhỏ. Câuthơ “Cây rù bóng tối đi đo” của Viên Linh trở nên khó hiểu vì lẽ đó, chắc ý ông muốnnói bóng cây đổ xuống như đo ngang mặt đường và rầm rì trong bóng tối. Phê bìnhcổ điển cũng nhằm đưa ra những ưu điểm, và ưu điểm thi ca nếu không là tứ thơ thìlà nhạc tính, hoặc là do phối hợp từ ngữ gợi mỹ cảm, như câu thơ sau đây cũng củaViên Linh là một câu thơ đẹp và mới lạ. Ta hình dung một người ngồi quán chếnhchoáng trong một chiều bốc rượu, đối diện chân trời đỏ rực hoàng hôn, màu đỏ củaráng chiều cũng là màu đỏ trên da mặt của người ngồi quán cô đơn:Xa em rượu uống ngon hơnNgồi đây đỏ mặt hoàng hôn mới vềBỏ qua việc nêu lên ưu và khuyết điểm, phê bình cơ cấu chỉ có việc tìm ranhững tương quan hình thức nhằm quy tụ thành chủ đề, có bao nhiêu tương quanvề hình thức là có bấy nhiêu chủ đề. Thí dụ chỉ nội trong ba bài thơ của Viên Linhtrong tập thơ “Hóa Thân” (xuất bản năm 1964), bài “Ký Thác”, “Dấu Tích” và “TạThế”, ta đã thấy được hai nhóm từ ngữ làm nên hai tương quan quy tụ thành hai chủđề. Chủ đề thứ nhất là “Sự căng thẳng của các dự định” do các từ ngữ diễn tả ýtưởng tương đồng xen kẽ trong ba bài:Biển nằm dỗ mộng thùy dươngNon cao lộ nhỏ dừng cương muốn vềXuống rồi quẹo ngả nào đâyQuán thưa buồn tạt bụi đầy ghế conNgựa còn vọng suốt canh thâuXe lăn chầm chậm về đâu cũng vềDừng cương muốn về, quẹo ngả nào đây, về đâu cũng về...biểu hiện tâmtrạng chần chờ không dứt khoát vì giằng co giữa các ý định. Quy tụ những tương tự,ta lại thấy các từ ngữ nói lên được chủ đề thứ hai là “Sự đồng tình giữa con người vàđồ vật”, cũng xen kẽ trong ba bài thơ trên:Thôi người đón tiếp tương laiĐêm đang rời rã bên ngoài hành langThôi qua con lộ sương mù210 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!