09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

nghệ thuật dưới những bề ngoài cũng đơn sơ, cũng thường nhật). Nhìn cho rõ, cảhai đều đăm chiêu về cấu trúc, đều mang tính văn chương (có ý thức làm văn học),và cả hai đều muốn tỏ ra giản dị. Vấn đề là vì người đọc đã nhàm chán những khuônsáo cổ điển, những cũ mòn ước lệ. Cái sợ của nhà thơ cũng đồng dạng với cái sợcủa Nhà Văn mà Nguyễn Hưng Quốc đã nói ở đoạn trên.(Tạp chí Văn Học, California, số 150+151 về Văn nghiệp nhà văn Võ Phiến,tháng 10-11/1998)Sự Đồng Điệu Và Đột Ngột Trong Thơ Đinh HùngTa thử vạch ra sự tương đối thuần nhất trong diễn trình sáng tác của Thi SĩĐinh Hùng qua bài thơ "Sóng Nước Đồng Chiêm". Phần khá thuần nhất đó phơi bàykhá rõ ràng trong bố cục và vũ trụ ngôn ngữ thấy chung trong tập "Đường Vào TìnhSử". Bài thơ mô tả sóng nước mênh mang trên miền đồng chiêm, mùa nước lụt,khung cảnh làm nền cho cuộc chia ly giữa tác giả và người yêu. Ngoại giới mênhmông của sóng nước chỉ là một dịp dàn trải sự nhớ nhung trên khắp chiều dài vàchiều rộng. Tác giả đã bố cục qua ba phần chính: Bốn câu thơ đầu gần như là mộtngoại giới vô ngã vì chưa có sự can thiệp của tình người, mười hai câu thơ tiếp theolàm xuất hiện một nhân vật nữ mặc dù hình bóng của nàng chỉ thấp thoáng ra đitrong cảnh tràn đầy của mùa nước lớn, và hai mươi câu thơ sau cùng là vai trò củanhân vật nam bao trùm lên ngoại giới bằng một nội tâm thương nhớ. Ngoại giới vôngã, chuyển động của người đi, tình của kẻ ở, có lẽ đó là trật tự của bài thơ.Đã tìm thấy một dấu vết nhỏ của sự mạch lạc trong những phân đoạn, bây giờta thử truy tầm dấu vết luận lý chìm ẩn trong văn phạm sáng tạo từ ngữ của ĐinhHùng. Có thể nói tập thơ "Đường Vào Tinh Sử" của Đinh Hùng phơi bày một sự mâuthuẫn nội tại trong một số bài thơ giữa không khí mê hồn và khí hậu bình dị. Khôngkhí mê hồn bắt nguồn từ tập thơ trước của ông mà ta có thể tóm tắt trong những chủđề: Tiếng gọi tiền sử hoang vu có người rừng sống đời muông thú man dã, cõi thầntiên có loài hươu sao vàng diệp thơ thẩn trên triền núi, ca ngợi nữ sắc liêu trai tronglâu đài ma quái, thần chú gọi hồn thiên cổ trong mộ tối của điêu tàn phế tích TrungĐông...Khí hậu bình dị biểu hiện trong những bài thơ buồn nhớ bạn hiền, cảm hoàivề phía quê hương, hơi thở ruộng đồng in bóng người tình có thật trong đời nhưtrong bài "Sóng Nước Đồng Chiêm" trích dẫn ở đây.Không khí mê hồn có những từ ngữ đặc thù làm nên, không khí bình dị cónhững ngôn ngữ đồng dạng. Để làm thành mỗi thứ khí hậu, điều đó chứng tỏ sự canthiệp của lý trí. Lý trí chọn lựa những ngôn ngữ thích hợp cho bài thơ thuộc loại bìnhdị hay mê hồn.Xuất thần là đột nhập hoàn toàn vào công trình sáng tác trong một lóe sáng kỳdiệu ngắn ngủi, còn lựa chọn từ ngữ là một công trình có hoạch định của lý trí. Thi SĩĐinh Hùng rõ ràng đã có sự chọn lựa từ ngữ, nhưng đôi khi ông không tránh đượcsự mâu thuẫn nội tại trong một số bài thơ. Chẳng hạn bài "Sóng Nước Đồng Chiêm"thuộc loại có khí hậu bình dị nhưng thỉnh thoảng lại xen kẽ một vài câu thơ có khíhậu mê hồn. Từ ngữ mê hồn có nhiều đặc tính, riêng bài thơ kể trên thì tính chất mêhồn nằm trong hình ảnh sự bạo động đối với thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ muốnchuyển dời ngoại giới, khác với ý hướng đem tâm tình thỏa hiệp lên vạn vật. Conngười hòa đồng với thiên nhiên thuộc không khí bình dị, con người nuốt chửng thiênnhiên thuộc khí hậu mê hồn. Trời và nước bị bắt buộc kề vai lả lướt, khác với cộnghưởng thành một màu xám hay màu thiên thanh, dẫy núi đá nhìn ngây ngất người đimột cách si tình, một cách dục vọng, khác với sự luyến tiếc trong vị trí đứng âmthầm, dòng sông nơi viễn thôn, dòng Đà Giang, bị thu hình nghiêng trong khóe mắt,nhà cửa gối chăn trôi nổi rời rạc trong giấc chiêm bao nghiêng đổ sự vật: "Trời nước185 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!