09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

mà là con người cũng bị nhìn thấy bởi sự vật". (Le Monde est un ensemble desymboles, mais symbole ne signifie plus image substituée à une idée abstraite. Lesymbole est cela même qui est vu par l'homme, mais vu par un homme qui ne seprend plus pour un centre, vu par un homme qui se sent regardé par les choses).Ta theo sát lời định nghĩa trên về Tượng Trưng, về giao ứng giữa con ngườivà sự vật, ghi trong "Đại Từ Điển La Rousse’’ của Pháp, để lần bước đọc lại bài thơHàn Mặc Tử, xem có bài thơ nào hoặc câu thơ nào thuộc về thi phái Tượng Trưngnhư Thạch Trung Giả và Nguyễn Tấn Long-Phan Canh đã hé thấy.Nếu không phải là ánh trăng ảnh hưởng đến bệnh cùi mà y khoa đã xác nhận,thì các câu thơ sau đây của Hàn Mặc Tử chính là sự giao ứng. Nó quá ghê rợn nênsự giao ứng này ai cũng thấy là do bệnh hoạn:...Gió rít từng cao trăng ngã ngửaVỡ tan thành vũng đọng vàng khôTa nằm trong vũng trăng đêm ấySáng dậy điên cuồng mửa máu ra.(Say Trăng)Bài thơ "Cô Liêu" của Hàn Mặc Tử do tác giả Thạch Trung Giả trích dẫn, quyđịnh thuộc khuynh hướng Tượng Trưng (trong "Văn Học Phân Tích Toàn Thư"). Quảlà có sự tương ứng giữa con người và sự vật, tương tác qua lại: Tiếng rú của conngười xô giạt hàng vi lô, cái đau của tâm hồn rung tầng không khí, vũng cô liêutương tác qua lại với tâm tư hiu quạnh:...Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóngRung tầng không khí, bạt vi lô...Chao ôi! Ghê quá trong tư tưởngMột vũng cô liêu cũ vạn đời!Nhưng Hàn Mặc Tử có ý thức mình làm thơ theo lối Tượng Trưng hay không? Chưa thấy bài viết nào của Hàn Mặc Tử trực tiếp xác nhận.Chủ nghĩa Tượng Trưng của văn học Pháp đã tuyên ngôn vào năm 1886 trênbáo Le Figaro và Hàn Mặc tử là một thanh niên tân học thuộc thế hệ Tiền Chiến ởViệt Nam, tức thế hệ 1932-1945, nên chắc chắn Hàn Mặc Tử đã biết các chủ nghĩavăn chương của Pháp. Qua những lời Hàn Mặc Tử viết về Nhà Thơ Bích Khê, tathấy phảng phất thuyết <strong>Giao</strong> Ứng, mà cũng có thể chỉ là ý kiến tương đồng của HànMặc tử: "Thi Sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào thựctế thì thực tế sẽ thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyềndiệu" (Trích lại trong cuốn "Khuynh Hướng Thi Ca Tiền Tiến" của Nguyễn Tấn Longvà Phan Canh).Theo định nghĩa trong cuốn Từ Điển kể trên: Biểu tượng không còn là hìnhảnh tượng trưng thay thế cho một ý tưởng trừu tượng. (Symbole ne signifie plusimage substituée à une idée abstraite). Vì vậy những biểu tượng có ý nghĩa tượngtrưng dễ hiểu ở những bài thơ "Chim Hải Âu" và "Những Con Chim Cú" củaBaudelaire như xa cách với chủ nghĩa Tượng Trưng tuyên ngôn gần 30 năm sau cácbài thơ đó. Jean Moréas triển khai chủ nghĩa thi phái từ bài thơ "<strong>Giao</strong> Ứng" củaBaudelaire."Bài Correspondances nói về lẽ vạn vật tương ứng của Baudelaire có thể coilà tuyên ngôn của thi phái Tượng Trưng...Tượng Trưng chủ nghĩa là tiếng sấm báosinh Thần Bí Chủ Nghĩa".Cũng vậy, những bài thơ ta thường gọi là siêu thực của Đinh Hùng là do đề tàiSiêu Thực, không phải chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Siêu Thực (Surréaslisme) củavăn chương Pháp. "Những nhà siêu thực hứng thú với giấc mơ và tiềm thức. Trong64 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!