09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

những hài cốt bị lãng quên bên bờ sông Vô Định, một phần nào cũng do âm vanggợi cảm trầm hùng của Hán Tự khi đọc lên, rất đồng dạng với âm vang gầm lên củacon sông M. và ấn tượng rải rác của những nấm mồ biên cương trong thơ QuangDũng. Và tính cập nhật hóa của sự kiện là chiến tranh biên giới, thường xảy ra vớicác quốc gia liền sông liền núi. Không phải là loại chiến tranh liên lục địa, xuyên đạidương, chỉ có với các cường quốc hay đế quốc.Đó là loại chiến tranh cục bộ gần gũi với tiểu quốc của ta, ta đã từng chịuđựng và cảm với nó khi có ai nhắc đến trong văn thơ truyện kể. Ta đã từng đi chinhphạt và đã từng bị xâm lăng. Chiến tranh mở mang bờ cõi hay chiến tranh tự vệ trảđũa, nếu có lời thơ hay, sẽ được cập nhật hóa trong cảm quan của ta. Trái lại, thứchiến tranh kiểu cường quốc, ta không rung cảm nghệ thuật, vì bi thảm hay vinhquang của nó đều ở ngoài ta, ta không có số phận nào trong đó. Và yếu tính thứ tưđem lại sự bất hủ cho bài thơ “Lũng Tây Hành” là chủ nghĩa nhân đạo. Nội dung tiềmẩn của bài thơ là phản tuyên truyền chống lại chiến tranh mở mang bờ cõi, xâm lấnxứ khác, phục vụ cho tham vọng (mà cũng có thể là do lòng ái quốc cực đoan) củamột triều đại phong kiến, nhất là khi chiến tranh kéo dài gây điêu linh cho dân chúng.Không còn là người anh hùng khuôn sáo mà xuống cấp thành những hài cốt bị bỏquên bên bờ sông Vô Định. Chỉ khi chiến tranh tự vệ, vượt biên trả đũa hay chốngxâm lăng mới có chính nghĩa. Tính phản tuyên truyền, chống chiến tranh do thamvọng, đã lóng lánh rải rác trong Đường Thi như “Xuất Tái” của Vương Chi Hoán,“Lương Châu Từ” của Vương Hàn, “Binh Xa Hành” và “Thạch Hào Lại” của Đỗ Phủ.Chủ nghĩa nhân đạo của các bài thơ được truyền tụng đã hơn ngàn năm, vì thơ nóilên đúng cảm thán của người dân lành, lòng rung động luôn luôn được cập nhật hóaxuyên qua thời gian nếu chiến tranh và hy sinh uổng phí lại xảy ra nữa.Bây giờ ta thử đọc bài thơ dưới đây để thấy nó khiếm khuyết hai yếu tính làmnên sự bất hủ cho thơ về chiến tranh, nghĩa là chỉ còn tứ thơ hay và lời thơ đẹp màthôi. Tính phổ quát của chiến tranh cục bộ liên hệ đến tiểu quốc như đất nước takhông thấy hiện diện, và chủ nghĩa nhân đạo vẫn còn đó nhưng pha trộn với chínhsách chỉ đạo của một giai đoạn, của một chính quyền:Máy bay anh bốc cháy, hay anh chếtVì trúng đạn, hay kiệt sức sau khi rớtChỉ biết anh chết trong rừng, lẻ loi.Hai chúng tôi, vợ chồng một gã làm gỗĐào cho anh nấm mộ, thắp vài nén nhangCầu nguyện cho anh an giấc ngàn thu.Làm sao biết có cuộc gặp gỡ thế nàyGiữa anh và tôi, vốn cách bởi đại dươngBởi màu da và ngôn ngữ.Nhưng định mệnh đã buộc ta vào nhauVà hôm nay, nhờ ân huệ an bàiCuối cùng anh đã về quê quán.Tôi tin rằng bầu trời nước MỹCũng xanh như bầu trời quê hương tôi,Nơi anh an giấc trong 20 năm.Có phải là quá muộn để thương nhau ?Giữa ta bây giờ, đại dương như nhỏ lạiHai lục địa ta gần gũi biết bao.Tôi mong một cõi trời yên tĩnh cho hồn anh38 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!