09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Trong bài đó, tôi nói về những ấn tượng đẹp mà chỉ trong ba bài thơ làm khidu học tại Pháp, và phổ biến khi Cung Trầm Tưởng trở về nước, nhà thơ tạo ranhững ấn tựơng khó quên trong tâm thức người thanh niên. Chỉ nội ba bài thơ MùaThu Paris, Chưa Bao Giờ Buồn Thế, và Khoác Kín, Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng đãphác họa cả một vòm trời nước Pháp. Tính chất lãng mạn của các thi ảnh Tượng Đávà Lá Mùa Thu, Người Em tóc vàng và màu mắt Tây phương, Nhà ga đèn vàng vàđoàn tàu tuyết phủ, Khoác kín áo và la cà quán rượu, đến nay vẫn còn âm vangtrong tâm thức những người ở lứa tuổi từ 55 đến 65, có nghĩa là tâm thức của ngườithanh niên 45 năm về trước, tâm thức vào thời giữa thập niên 50 cho đến giữa thậpniên 60. Nói như vậy không phải khẳng định tuổi trẻ hôm nay, thế hệ trưởng thành tạicác xứ văn hóa Tây phương, hoặc cả chúng ta ở tuổi trung niên hay quá trung niênnhưng đã sống nơi hải ngoại hơn hai thập niên rồi, tất cả không còn cảm thức cáchình tượng đẹp lãng mạn trong ba bài thơ du học và vương vấn mối tình người thiếunữ Tây phương hiện diện trong thơ Cung Trầm Tưởng. Nhưng tâm thức mỗi thời mỗikhác, vì vậy hôm nay ta thử tìm lại đặc tính của thời kỳ mà ta đã ở trong cuộc, thời kỳcấu taọ thành cảm thức tiếp nhận thơ du học trở về của Cung Trầm Tưởng. Ta thửnhớ lại đó là thời kỳ gì ? Ta nhớ lại đó là thời kỳ đất nước Việt Nam mới bị chia đôi ởvĩ tuyến 17, tiếp theo là cuộc di cư lớn của người miền Bắc đi vào miền Nam, xâydựng Miền Nam Việt Nam thành tiền đồn phòng giữ Đông Nam Á và trong vòng ảnhhưởng Tây phương. Vậy thì có liên hệ gì đến thơ du học với mối tình đẹp ở nướcPháp của Cung Trầm Tưởng ? Có liên hệ vì luồng gió đi du học bao trùm thời kỳ này.Pháp có Hội Việt-Pháp, Hoa Kỳ có Hội Việt-Mỹ, Tây Đức có Hội Việt -Đức, Anh mởra các kỳ thi cấp phát bằng Tài Năng Anh Ngữ. Thanh niên vừa tốt nghiệp Trung Họccó một số vào ra những nơi này để nghe ngóng các kỳ thi huấn luyện sinh ngữ vàcấp học bổng du học.Sách báo tài liệu do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, Tạp chí “Thế Giới Tự Do” củaMỹ phổ biến trong quần chúng, ấn tượng đậm nét đôí với giới thanh niên đang muốntìm hiểu là những Trường Đại Học đồ sộ danh tiếng, chất chứa bao nhiêu là tưởngtượng. Trong khi đó, những gia đình khá giả còn đầy thiện cảm với nền văn minh lâuđời của Pháp vẫn tìm cách gởi con du học Pháp quốc mà bấy giờ điều kiện du họccó phần khó hơn, do Miền Nam đang chuẩn bị đối phó với chiến tranh, thanh niênràng buộc vơí vấn đề quân dịch.Tuy vậy không khí đi du học vẫn là điều mơ ước, vẫn âm ỉ. Người có điều kiệnthì hy vọng một ngày nào đó lên đường, người chắc chắn không bao giờ có điều kiệnthì ước mơ. Nhà bên cạnh có anh bạn cùng lớp, được cha mẹ giàu có tìm cách gởiqua Paris, ít tháng sau đã thấy anh gởi hình về, ăn mặc chỉnh tề kiểu học trò xứ lạnh,cho biết anh được thu nhận vào Trung Học, vào lớp cùng trình độ như khi đang họctại Sài Gòn, chuẩn bị sang năm thi Tú Tài. Không rõ anh nói thật hay đùa. Người anhlớn tuổi cuối phố nhờ có người đi trước mách lối, lo học Anh Văn, nay đã thi đậu cuộcthi do cơ quan USOM mở ra để cấp học bổng du học Mỹ quốc, chuẩn bị lên đườngvào một Đại Học lừng lẫy ở San Francisco...Vài ví dụ đó để thấy không khí đi du họccủa thời kỳ cuối thập niên 50 đến giữa thập niên 60. Những người không mảy may hyvọng thì chỉ còn ước mơ. Mà ước mơ được lưu giữ lâu dài, được dự trữ thườngxuyên, là nhờ những bài thơ đẹp. Ươc mơ tái xuất mỗi lần đọc lại bài thơ, khôngthoáng qua và mất đi như giấc mộng. Chỉ ba bài thơ, Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng đãkhắc sâu vào tâm thức một thế hệ thanh niên vốn ham học hỏi, yêu chuộng vănminh, lại thêm một thời thế gây xúc tác hướng ra thế giới bên ngoài. Ông không khắcvào gỗ đá như một điêu khắc gia, mà khắc vào tâm tư của thế hệ đang ước mơ códịp đi xa. Thơ ông đã khắc vào tâm hồn ta Tượng đá và thu vàng nơi công trường láđổ, tóc óng ả mượt mà và maù mắt Tây phương, nhà ga đèn vàng và đoàn tàu tuyết165 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!