09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Bình ở rất xa các trung tâm tập trung người di cư tại Hà Nội-Hải Phòng, sau khi HiệpĐịnh Genève ký kết năm 1954.Do vậy không có nhiều dân các vùng đó di cư vào Nam. Rồi 21 năm sau, tứcvào năm 1975, dĩ nhiên cũng rất ít người vùng đó di tản hay vượt biên hay xuấtngoại theo chương trình ra đi có trật tự. Hậu quả là ít có thơ văn hoài hương từ hảingoại về quê quán Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình. Xin trích dẫn vài câu hiếm hoi về thơ hoàihương quê quán vùng này, như Xuân Bích trong bài Nhớ:nhớ núi quầng biệt Quỳnh Côi/ nhớ hương bồ kết nhớ người mẹ quê/ nhớ conchim hót bụi tre/ nhớ nồi bánh Tết bên hè tranh thưa.Song Nhị trong bài Ba mươi năm về lại quê nhà:Tôi về Hà Tĩnh chiều nao...Tôi về tìm lại quê tôi/ Rưng rưng nước mắt khócngười nghìn thu/ Quê người tôi nhớ Nguyễn Du/ Quê tôi tôi đứng giữa mù mịt xa.Huy Trâm trong bài Đi chợ đồng hương:Tiếng ai mềm mại thân thương quá/ Em nói, nghe như người sông Lam.Phải nói rõ là ít có nhân lực văn chương vùng bốn tỉnh kể trên trong Văn HọcMiền Nam và Văn Học Hải Ngoại mà thôi, nhưng trái lại thì nhân lực văn chươngvùng đó chắc là nhiều trong Văn Học Miền Bắc sau 1954 và Văn Học Việt Nam sau1975, tất cả cũng do từ bối cảnh lịch sử. Còn Bình Định sở dĩ trở thành vùng trọngđiểm văn học hải ngoại là do dư luận giới văn chương phản bác hay ủng hộ chungquanh bộ sách Văn Học Miền Nam hơn ngàn trang của Nhà Văn Võ Phiến, và dưluận chung quanh bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử Sông Côn Mùa Lũ ấn hành ởtrong nước của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác. Nội hai bộ sách của hai Nhà Văn làmnên dư luận xôn xao trong thời văn học hải ngoại, thiết nghĩ cũng đã đủ hình thànhvùng trọng điểm Bình Định-Phú Yên, vì hai Nhà Văn này chẳng những quê quán nơiấy, mà lại còn gây dư luận có tính chất quy chiếu về địa phương của hai ông, chêkhen do liên hệ địa phương cũng không ít. Tuy nhiên thơ hoài hương quê quán ấykhông dồi dào, nên gần như chỉ giữ vai trò rắc óng ánh thêm cho vùng được nổi bậtdo hai bộ sách văn xuôi. Như Vũ Đức Tô Châu trong bài Về thăm Cổ Lũy:Hỡi những câu hò đêm Cổ Lũy/ Trà Giang ơi/ Nước chảy về đâu/ Có biết tasầu trên bến cũ/ Sương gió tàn thu nhuộm mái đầu.Đặng Phú Phong trong bài Qui Nhơn người về:Từ trăng hoang phế soi/ Từ anh ra đi rồi/ Người lên Ghềnh Ráng đợi/ Ngườivề Qui Nhơn ơi...Thời gian vun vút trôi/ Kìa ai hát ru hời/ Còn đây đôi tháp đợi/ Ngườivề Qui Nhơn ơi.Trần Hoài Thư trong bài Từ buổi ta về:Bình Định ta về/ Bỗng dưng ba ngọn tháp trời/ bao bọc thằng con lưu lạc.Lâm Xương Yên: Ơn của mẹ ngày nào...buôn bán tảo tần xa, con bên mẹ/Đại Lãnh, xóm Chụt, Chợ Gành, Vạn Giã/ Mẹ con mình thổi cơm nhờ, lót dạ, chờchuyến tàu khuya...Có lần đốn củi lạc rừng trễ tàu ra, con ngủ bụi/ Mẹ lo âu ruột thắttừng cơn.Hoàng Duy (Lê Văn Ba): Đồng bao la ba dòng sông chảy/ Núi chập chùngnăm dãy non cao...Đèo Bến Đá, thành xây phía Bắc/ Đỉnh Cù Mông đồn gác phíaNam.Một vùng trọng điểm nữa được hình thành do hậu quả của lịch sử thì nhiều,còn do người bản quán thì lại ít. Thơ hoài hương của chính người bản quán Sài Gònrất lác đác, mà cũng không chắc họ là người bản quán, có thể từ Miền Tây hoặc từMiền Đông lên định cư từ rất lâu. Họ trở thành dân cố cựu Sài Gòn, có khi do đờisống vất vả tháng ngày ở những khu xóm lầm than nên dĩ nhiên khi ra hải ngoại họkhông có dấu ấn kỷ niệm đẹp của Sài Gòn. Và cũng có khi họ vốn từ thơ ấu đã cưngụ nơi những dinh thự sang trọng Sài Gòn, không có dịp sống để tựu thành kỷ niệm252 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!