09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

chỉ trôi đi khi ta đứng trên bờ nhìn xuống dòng sông. Nếu có một bộ lông xanh biếc,ta hóa thân thành “Con chim bói cá” đậu trên khúc củi thì sẽ thấy khúc củi là mộtkhoảnh khắc im lìm, trong khi đó thì bờ sông lại chuyển dịch trong đôi mắt của loàichim:Không cần gợi chút niềm thân mậtLặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.(Huy Cận)Như vậy, nhiều khoảnh khắc im lìm có thể tụ họp thành vùng yên lặng có tínhchất không gian vật lý. Một tiếng động nhỏ sẽ vang xa trong tâm hồn thanh vắng(thời gian tâm lý), mà cũng vang vào nơi xa khuất chốn lao xao (không gian vật lý):Tựa gối ôm cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp đọng dưới chân bèo(Nguyễn Khuyến)Có sự im lặng ngoại giới nào mà không phải là sự im lặng của nội tâm. Ví dụkhi chờ đợi người yêu không thấy tới: Sự vắng ngắt ở bên ngoài chính là sự lắng đợiở bên trong, thị quan và thính giác đều căng thẳng. Vì vậy tiếng khua của đôi guốcnhỏ cũng vang dội trời khuya:Ngoài song đêm hạÔi buồn phố xáHoang liêu về chết tha maTiếng chân g. guốc, người xa vắng người.(Cung Trầm Tưởng)Trong mọi thứ im lặng, có lẽ im lặng của đời sống ao tù là tẻ ngắt hơn cả.Cuộc đời an phận trong lũy tre xanh, cuộc sống không hề dời đổi qua bao thăng trầmcủa triều đại, cái sinh hoạt ngày này qua ngày khác vẫn đều đều tiếp diễn, tất cảnhững trầm trầm đó đã dệt nên một cuộc đời buồn như tiếng khóc. Cho nên cónhững giây phút giao mùa làm xôn xao đôi chút cuộc đời tẻ ngắt ấy, và đó là lúc ThiSĩ xúc động do cảm nhận tính đối cực: “Sự Im Lìm Làm Nền Cho Tiếng Động”. Nóirõ hơn, cuộc đời của người con gái quay tơ là một kiếp sống im lìm, và cả tiếng lụase đều cũng là một thứ âm nhạc đầy khổ hạnh nên âm thanh trở nên buồn tẻ vàchìm trong vắng lặng ao tù. Chỉ có lúc giao mùa thì cuộc đời băng thạch ấy mới cóđôi chút xôn xao trong tâm hồn do cơn gió đầu mùa đem lại, cơn gió là một tiếngđộng âm vang vào cuộc đời:Năm năm tiếng lụa se đềuNhững chiều lạnh rớt gió vèo trong cây.(Lưu Trọng Lư)Xin kể thêm vài tiếng động âm vang trong văn học nhờ tính đối cực ấy, nhưtrong hoang vắng Thế Lữ nghe được tiếng con sóc chuyển cành trong chốn rừngkhuya, Anatole France nghe mỗi giọt mưa rơi là mỗi lần buốt giá đi vào tâm sự, và“Kích Trúc Thiền Sư” nghe được cả một tiếng động nhẹ của hạt cát nhỏ văng vào bụitrúc sau chùa.Hẳn là còn nhiều những đối cực trong văn chương, ví dụ “Bóng Tối Làm NềnCho Vệt Sáng”. Chắc chắn, sự mờ tỏ làm nên huyền ảo tính cho thơ. Huyền ảo gắnbó với lung linh: Trích thơ để dẫn chứng đối cực trên, thiết nghĩ sẽ rất dồi dào. Riêngnhững đối cực khác trong thơ không biết có giàu tính chất huyền ảo như năm đốicực đã nói trên hay không ? Và cũng có đối cực chênh chếch vẻ đồng dạng, như“Miền Vẩn Đục Làm Nền Cho Vùng Sáng Trong”, vì xét ra miền vẩn đục như đồngnghĩa với vệt sáng lung linh, với nhá nhem giao thoa vào bóng tối.(Đăng trong Tạp chí Chính Văn của Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn, khoảng năm1967, và Đặc san Quảng Đà, Nam California, năm 2000)176 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!