09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

lẩn quẩn trong mê cung đó, một mê cung trừu tượng làm trống rỗng tính văn chươngkhi cảm thức, để chỉ có thái độ triết lý đối với sự phi nhân. Liên tưởng tập hồi ký"Người Tù Khổ Sai Papillon" cũng có những điều tố cáo về guồng máy luật pháp đôikhi xử án chỉ căn cứ trên pháp trị mà không xét đến ẩn tình sâu xa biến lương thiệnthành tội lỗi. Tội nhân phải tự giải thoát vu cáo, tìm cách trốn tù, cứ như vậy mà mãilưu đày biệt xứ. (Tác giả "Papillon": Henri Charrière). Nhưng độc đáo của "Vụ Án" doKafka viết là thể hiện sự vắng mặt hoàn toàn của quan tòa. Ta biết có kẻ kết tội màkẻ đó luôn luôn không xuất hiện, chủ ý của tác giả cốt làm cho người đọc nhận ra cáithế lực vô hình rất phi nhân...Một nhánh thuộc dòng văn học phi lý nữa là trào lưuTiểu Thuyết Mới, tức trào lưu Phản Tiểu Thuyết. Những người thích đổi mới kỹ thuậtviết cho thật tân kỳ có thể đã tán thưởng mọi vẻ tân kỳ, còn ta thì cảm thức có lựachọn: Tân kỳ pha trộn với tính chất thi ca, nói rõ là pha trộn cái đẹp của văn chương.Đẹp không hạn hẹp là óng chuốt, mà là tất cả những gì làm ta rung động nghệ thuậtnhư bố cục vô thời gian, nhân vật mù mờ nhân ảnh, cốt truyện đang trên đường hìnhthành cốt truyện, không gian mô tả không rõ hình thù và nơi chốn, ngôn ngữ chỉ làtiếng nói không bộc lộ tâm lý...Có gì thơ khi tân tiểu thuyết chỉ mô tả tỉ mỉ như mộtbản điều tra trinh thám về một vụ ghen tuông, chỉ là "cái nhìn" như một máy chụpảnh chiếu dọi vào các đồ vật trong căn phòng của "một hoàn cảnh ghen", trong khingười ghen và kẻ bị ghen không xuất hiện. Đó chỉ là thế giới đồ vật gợi lên một vụghen tuông. (Trong "La Jalousie" của Alain Robbe-Grillet). Ta không cảm thức đượctính chất thi ca vì không phải văn chương mà như là điện ảnh đang trình chiếu đồ vậttrong căn phòng. Hoặc như trong cuốn "Tropisme" (Hướng Động Tính). Đúng nhưtên gọi có vẻ khoa học của nó, tập truyện này của Nathalie Sarraute chỉ gồm nhữngnhân vật vô danh, xuất hiện như một đàn người, cái thế giới người ta vô ngã, sinhhoạt không có gì đặc biệt, hoàn cảnh không có gì đáng nói.Tiểu thuyết mà như vậy thì còn gì hứng thú để đọc, nói gì đến tính chất thi ca,chỉ còn là kỹ thuật viết tân kỳ cho những ai muốn thoát khỏi ước lệ của tiểu thuyết:Câu chuyện thường có tình tiết, nhân vật thường phải đào sâu tâm lý, không giannơi nào, xảy ra khi nào...(nếu có đảo lộn thời gian, trùng lập không gian, thì cũngphải là tiểu thuyết của dòng ý thức nội tâm chồng chất, hoặc tiểu thuyết giả tưởng vềthế giới song hành thuộc hai cõi nào đó…). Nhưng nhân vật đang mù mờ hiện diện,câu chuyện đang dần dà hình thành, thời gian là một khoảng có hạn định...như trongcuốn tiểu thuyết theo hướng Tân Tiểu Thuyết của Jean Cayrol thì lại có tính chất thica. Để cảm thức được vẻ thi ca của tính cách phôi pha tâm lý, mù mờ cốt truyện,nhá nhem ngày tháng đó, xin thử đọc lại một đoạn giới thiệu bằng Việt Ngữ của ôngNguyễn Văn Trung về cuốn "Khoảng Một Đêm" của Jean Cayrol: "Trong chuyện(Espace d'une Nuit) của Jean Cayrol, tác giả là một người đi đêm tối qua những cánhđồng làng xóm để gặp lại người cha, nhưng khi tới nơi, người cha đã chết...Câuchuyện đến cái chết là hết, trong khi với tiểu thuyết cũ, mới là khởi điểm của nhữngphân tách tâm lý, xã hội, tình tự...Chủ đích ở đây là mô tả kinh nghiệm về sự đi tớicái gì nhân loại...qua một không gian có những con đường giao nhau không biết đivề đâu, xuất hiện như một thử thách trong một cuộc hành trình tiến về chỗ có người,chỗ tiếp xúc với nhân loại...tiểu thuyết không còn chú trọng đến nhân vật hay câuchuyện, vì chưa có nhân vật...chỉ nhấn mạnh vào sự tiếp xúc với thế giới đồ vật, cuộcđời chưa mặc những ý nghĩ nhân loại...(Đó là) Tiền Tiểu Thuyết (Pré-roman) nhưRoland Barthes, một nhà phê bình văn học hiện đại đã nhận định về tiểu thuyết củaJean Cayrol. Không phải Nhà Văn gạt bỏ tâm lý, triết lý, lịch sử, nhưng chỉ là đi trướcchúng...Người ta không còn kể một câu chuyện, vì nó chưa có, và Tiền Tiểu Thuyếtchính là sự sinh thành. Nó ngừng lại khi câu chuyện bắt đầu kể…"(3)72 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!