09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Trong khi cảm thức, ta thường đồng hóa thi ảnh lạ hoặc những phát biểu táobạo với khuynh hướng ngôn ngữ tân kỳ. Táo bạo nổi loạn thuộc chủ nghĩa hiện đạihơn là khuynh hướng ngôn ngữ tân kỳ.Ngôn ngữ tân kỳ chỉ giới hạn ở việc đổi mới cách đặt câu và sáng tạo từ ngữlạ, không chú trọng về biểu nghĩa bằng biểu cảm, muốn đưa vào chất thơ mới khôngcó từ trước. Thi ảnh lạ thì cũng vậy, cũng muốn đưa vào chất thơ mới, nhưng lạ vàmới đó vẫn thuộc về ngôn ngữ quy ước. Chẳng hạn Thanh Tâm Tuyền với câu thơ“Con quạ hôi hám mở lồng ngực bay lên’’, thì vẫn là quy ước trong đặt câu và ngônngữ. Vì vậy thơ tự do đi liền với nội dung nổi loạn của Thanh Tâm Tuyền thuộc vềchủ nghĩa hiện đại, mà ở phương trời Tây nó có khuynh hướng đi từ văn chươngnghệ thuật vào đời sống với nổi loạn và cách mạng, không chỉ hạn hẹp cách mạngtrong văn chương mà thôi như khuynh hướng ngôn ngữ tân kỳ. Một số thi ảnh tân kỳgây ấn tượng mới lạ trong thơ Tô Thùy Yên và Cung Trầm Tưởng trước 1975 mà tavẫn tưởng là ngôn ngữ tân kỳ, thật ra cũng chỉ quy ước về văn phạm. Một số nhưvậy, chẳng hạn trong bài “Ngủ’’ của Cung Trầm Tưởng:“Sơn bôi mực đỏ quan tàiNgàn sương rú hẹn tiếng dài chim âuBuông đôi tay, rỗng sọ đầuMi xuôi mắt ngủ giấc sầu cô miên’’.Thi ảnh tân kỳ thuộc ngôn ngữ sáng tạo và thi ảnh tân kỳ thuộc ngôn ngữ quyước đều dồi dào trong thi ca hải ngoại, trong khi thật thưa thớt thi ảnh bình thườnglồng trong ngôn ngữ quy ước. Cả hai, thi ảnh và ngôn ngữ, đều bình thường thì conđường “thoát hiểm’’ tầm thường phải là đề tài một mình một cõi như đã trình bày ởđoạn trên. Nhưng tân kỳ cũng đã quá nhiều người áp dụng trong thơ hôm nay, lại đãthành phong trào trong Văn Học Miền Nam cách nay gần 30 năm, lại đã có Tô ThùyYên và Cung Trầm Tưởng làm những đại diện khởi xướng, vậy muốn tạo được vị tríkhác với họ trong văn học thì người làm thơ tân kỳ ở hải ngoại phải tìm những ngảrẽ tân kỳ. Trong khi ngả rẽ của ngôn ngữ quy ước và thi ảnh quy ước là đề tài đặcbiệt, thì ngả rẽ của tân kỳ là “tân kỳ khu biệt’’. Bởi vì tân kỳ là nói chung, trong đó cónhững dị biệt. Khai thác điểm dị biệt để làm thơ chuyên nhất về hướng đó, ít nhấtcũng 15 bài thơ trở lên thì nhà thơ sẽ là đại diện cho phía tân kỳ khu biệt mình lựachọn.Như có lần nhà thơ Đức Phổ nói thơ của ông tuy một số bài theo khuôn khổvần điệu, nhưng thi ảnh của ông mới, chẳng hạn người ta cho rằng “mưa rơi’’ còntrong thơ ông thì “mưa mọc từ dưới đất lên’’. Viết như vậy, ông đã sáng tạo thi ảnhtân kỳ nhưng chưa phải ngôn ngữ tân kỳ. Đó là thi ảnh tân kỳ theo hướng ấn tượng.Ấn tượng thiên về cảm giác, thấy ra sao, nghe ra sao, cứ mô tả trung thực với thịgiác hay thính giác của mình, không cần đúng sự thật. Tuân theo thị giác, ta có thểnói con suối đang leo lên sườn đồi, những cuộn sóng đang lăn xuống bờ biển...Cứthấy xuất hiện những thi ảnh tân kỳ như vậy, không lộ liễu nhưng người đọc cảmnhận ra sự xuất hiện vãng lai của nó, nếu như vậy nhà thơ sẽ thành đại diện cho thơtân kỳ hướng về khu biệt ấn tượng. Thử cảm nhận ba câu thơ nghiêng về ấn tượngdưới đây của Đức Phổ:Mưa mai vắt vẻo nhánh u trầm......Mới hay tình đã mọc lời câm.....Mốt mai tô thắm nhành yêu dấu[Trích tạp chí VĂN, bộ mới, số 75, tháng 3/2003]95 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!