09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

với cuộc biển dâu của lòng người: Cảm thấy gót em còn thay đổi, còn loanh quanhluân hồi. Thuyết trôi giạt không là thuyết mà chính là sự thật. Luân hồi tác giả chớmthấy phải chăng là nỗi bồn chồn đoán trước một điều đang đổi thay. Phối hợp nhưvậy đem lại dồi dào chất thơ. Thử áp dụng với bài thơ “Thành phố em ở một ngàykia sẽ thuộc về hải đảo khi chúng ta không còn trên cõi đời này’’, hoặc thử làm bàithơ tiên tri “Cầu Golden Gate trượt xa 500 dặm về hướng Nam nơi có đôi ta’’. Tómlại thì ta nên thực hiện ít nhất 15 bài trở lên với cùng một đề tài, nếu đoán chất thơsẽ cạn kiệt thì ta cương quyết định chỉ, tìm đề tài khác. Có nhà thơ chỉ cần một haibài thơ thì đã nổi danh, được nhắc nhở mãi. Nguyễn Nhược Pháp vượt thoát sựlòng quên bằng bài thơ duy nhất “Đi Chùa Hương’’. Vũ Đình Liên cũng vậy, với bài“Ông Đồ’’. Phan Khôi cũng vậy, với bài “Tình Già’’. Họ là những người may mắn:Ngoài cái tài của họ, còn cái may gặp duyên cơ. Bài thơ của họ hợp thời hợp cảnh,trở thành tiếng nói đại diện cho một khúc ngoặc văn học hay một khúc quành củadòng đời. Trong khi đó, có những nhà thơ chủ trò một đề tài cho cả một tập thơ, nhưChế Lan Viên với đề tài nước Chàm điêu tàn, như Đinh Hùng chủ trò nội dung siêuthực trong suốt tập thơ “Mê Hồn Ca’’. Ta nên bắt chước hai người này, mặc dầu tacảm nhận một số bài thơ khác với đề tài khác của hai Thi Sĩ vượt trội hơn, nhưng cáita đang nhấn mạnh là sự riêng biệt. Bởi vì duyên cơ là điều ta không chủ động, takhông thể biết lúc nào là lúc nắm bắt thời thế, lúc nào là lúc lọt vào chính mạch đểphát ra làn sóng với tần số ai cũng thâu nhận được để làm cho thơ ta phổ biến vàtồn tại. Vậy chỉ còn cách kiên trò một chủ đề, đề tài một mình một cõi, tuy xa cáchđời nhưng phía trước có chất thơ đang kêu gọi hãy làm chuyến độc hành, qua samạc rồi sẽ tới ốc đảo.Bây giờ ta đề cập đến ngôn ngữ tân kỳ trong thi ca. Ta đã bao gồm tân kỳ vàohai loại: Sáng tạo từ ngữ mới lạ và đặt câu ngoài khuôn khổ văn phạm. Trong thờiVăn Học Miền Nam có hai nhà thơ nổi bật về ngôn ngữ tân kỳ, một người tân kỳtrong thơ bảy chữ, một người tân kỳ trong thơ lục bát: Tô Thùy Yên và Cung TrầmTưởng. Thanh Tâm Tuyền cũng tân kỳ với ngôn ngữ gai góc, nhưng ông nổi bật hơnvề tân kỳ văn thể: Thơ tự do. Câu thơ lục bát sau đây xác định Cung Trầm Tưởng làngười đã khởi xướng việc đổi mới ngôn ngữ riêng cho thể thơ này: “Trời hay thukhóc ủ ê. Cổ cao áo kín đi về buồn tôi’’. Thử so sánh với hai câu lục bát khác củacùng tác giả. Cũng khung cảnh mùa lạnh, cũng dáng dấp co ro buốt giá, ngôn ngữhai câu thơ trên rõ ràng là mới hơn hai câu này: “Tôi về bước bước đăm chiêu. Tâmtư khoác kín sợ chiều lạnh thêm’’. Sáng tác khá lâu sau thời Văn Học Miền Nam, thơlục bát của ông gần đây càng đậm đặc ngôn ngữ tân kỳ, rõ nét sáng tạo từ ngữ lạnên cũng mập mờ ý nghĩa, như trong bài TIỀN ĐỒN: “Về nơi mù phủ mái đầu. Mộtvung trời nặng, lá nhàu nhợt mưa. Miếu thương tích mở đạn thừa. Xác tăng quỳ gỉ,thây dừa ngửa hoang. Rét cưa xẻ xám đôi đằng. Nửa dàn sông quạnh, nửa giăngbãi buồn. Chiều về lại lẻ lũy đồn. Mình trơn đứng tuột, nóc hồn nằm ươn’’. Ngôn ngữtân kỳ trong thơ bảy chữ của Tô Thùy Yên thì rất đậm đặc mật độ, dễ dàng nhậndiện ở các bài thơ trước năm 1975. Về sau này, khi sống ở hải ngoại, ngôn ngữtrong thơ Tô Thùy Yên hình như chuyển hướng về đơn giản để chuyển tải nội dungsiêu hình. Vậy ta chỉ nên trích dẫn thoáng qua một khía cạnh tân kỳ mà thơ của ôngtrước năm 1975 đã thấp thoáng hiện diện: Khía cạnh đảo lộn thứ tự văn phạm:“Chấm giữa nền nhung một vết nâu...Mỏi chìm đốm lửa ngoài muôn dặm...Mỗi ngàymỗi đắp xanh rờn lạnh...Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp...Cửa thần phù dựngtrường sơn sóng...Bay liệng dài trên trí nhớ không.’’ Tân kỳ do đi ra khuôn khổ vănphạm không phải chỉ có trong thơ Tô Thùy Yên. Ta nêu vài câu thơ của ông để đạidiện cho khía cạnh thơ tân kỳ về đặt câu, vì vậy cần nhắc lại Tô Thùy Yên cũng làkiện tướng sáng tạo thi ảnh tân kỳ.94 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!