09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

những hoàng điệp bay...Dĩ nhiên nội dung là chuyện tình nhưng mơ hồ như cái lưngchừng của tiếng nhạc thiết tha lơ lửng.Trong hoàn cảnh lưu vong, nhà thơ Nguyên Sa tiếp tục làm thơ tình, nói cựcđoan thì như ngoảnh mặt với thời thế. Do đó thơ của ông không có những dấu vếtphản ánh Đất và Người nơi cư trú mới. Nhưng cách lựa chọn thể thơ lục bát rất gầnvới văn chương truyền miệng, vài bài có nội dung khá rõ và gần gũi thân mật với đờisống thường nhật của người lưu vong, nhiều bài tác giả dụng công tạo sự bí ẩn mờảo để mãi mãi còn là một phơi mở những điều đó có lẽ phản ánh một phần nào ýhướng sáng tạo thích nghi với sự hạn hẹp của một nền văn chương Việt Nam hảingoại.(Trích trong “ Nguyên Sa, tác giả và tác phẩm”, tập I, xuất bản năm 1991,California)Nguyên Sa, Nhà Thơ Trọn Đời Hệ Lụy Với Thi CaCách đây khoảng mười năm, năm 1988, Nhà Thơ Nguyên Sa đã cho ra đờitập thơ thứ hai của ông, tại California. Trong đó có một số bài thơ lục bát bí ẩn, thấpthoáng mờ ảo về tình dục và thân thể mỹ nhân. Gần hai trăm năm trước, Thi HàoNguyễn Du, mặc dù đang sống trong xã hội dưới ảnh hưởng khe khắt của Nho Giáo,vậy mà đã có các câu thơ "Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên" hay "Con ong đã tỏđường đi lối về". Thơ Hồ Xuân Hương cũng vậy. Vài người làm thơ có hình ảnh tìnhdục vì ẩn ức, vì thách đố chống lại phong tục tập quán xã hội, hoặc vì một tư tưởngtriết lý nào đó, hoặc vì để nhạo báng kẻ quyền trên chức trọng (như trong bài thơphổ biến tưởng chừng đã thuộc văn chương truyền khẩu: Vũng Lội Làng Ngang).Những câu thơ trên của Nguyễn Du, trước hết cho ta một ấn tượng về mỹ cảm. Bàithơ "Tháng Tám Riêng" của Nguyên Sa cũng cho ta một ấn tượng mỹ cảm. Trongkhoảng thời gian đã kể trên, ông còn có một số bài thơ cùng loại nhưng không đượcông cho in vào tập thơ thứ hai ấy (đăng trong tuần báo Dân Chúng dưới bút hiệuTrần Khiết). Đọc kỹ, ta cũng thấy một chút bí ẩn lồng trong cuộc gặp gỡ đẹp giữacon trăng và dòng sông, đàm thoại những điều gì đó thật mơ hồ:Ta vừa bán được con sôngỞ trên lầu cũ chỉ còn con trăngNửa đêm uống được ba phầnCon trăng xuống hỏi chỗ nằm ở đâuNày em dòng nước trắng phauCho ta bờ cỏ gối đầu nghe em.(Bờ Cỏ)Đến tập thơ thứ ba xuất bản năm 1995, cũng ở California, chỉ còn một vài câucó lẽ vẫn nằm trong chiều hướng về hình tượng bí ẩn thuộc về tập thơ thứ hai, nhưtrong bài "Tiếng Biển", "Âm Nhạc" và bài "Tôn Nữ Thanh Hằng" trích ở dưới đây:Gặp em Tôn Nữ Thanh HằngAnh mơ triều đại Công Tằng Nữ TônLúc vô thấy núi, thấy nonKhi về nhớ nốt ruồi son tuyệt vời...Nhưng đa số các bài thơ lục bát khác trong tập thơ thứ ba hình như đềuchuyển hướng về sự nhẹ nhàng, hình ảnh thanh thoát, tưởng như cổ điển. Một sốbài có vẻ thời sự, thực tế. Một ít bài thực sự gần với cổ điển, và một số bài nằmtrong ý hướng sáng tạo nhạc tính, sáng tạo hình ảnh. Đây là hai bài thơ điển hình vềsự nhẹ nhàng thanh thoát:Em cười tà áo bay trênĐám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa,189 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!